Trừ âu thuyền, dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4 tháng 7 năm 2012, khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW. Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tua-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.
Các thông số chính
Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai trong và ngoài Trung Quốc.[10] Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.
Được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.
Một số trang tin Trung Quốc đang ám chỉ rằng đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể kiểm soát nổi những trận lụt do mưa lớn kéo dài. Điều này cho thấy Trung Quốc đang muốn “khai tử” con đập do đã hoàn thành sứ mệnh, theo Taiwan News.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, đập Tam Hiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cách Vũ Hán khoảng 70km và nếu đập này có sự cố cũng không ảnh hưởng đến Việt Nam.